Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN năm 2016

 

Chữ ký số BHXH là gì? Làm thế nào để nộp BHXH thông qua chữ ký số cho doanh nghiệp, cá nhân. Tải phần mềm BHXH ở đâu? Giá chữ ký số BHXH như thế nào? Tất cả những câu hỏi thắc mắc trên sẽ được giải đáp:

Chữ ký số là công nghệ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc trong nhiều hoạt động, như giao dịch điện tử, kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử, ngân hàng, BHXH…

Giao dịch BHXH điện tử chính là xu hướng tất yếu mà ngành bảo hiểm thực hiện nhằm góp phần giảm các thủ tục hành chính phiền hà không cần thiết, tiết kiệm thời gian trong quá trình giao dịch nộp BHXH cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan BHXH… Việc triển khai giao dịch điện tử có hỗ trợ nhiều chức năng tự động giúp giảm thiểu sai sót khi kê khai; giảm thiểu thời gian đi lại giao dịch với cơ quan BHXH, chưa kể thời gian chờ đợi như trước đây; đặc biệt là xem được kết quả giao dịch ngay trên phần mềm giao dịch BHXH điện tử; giảm phiền hà cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động…Chữ ký số có thể sử dụng cho tất cả các dịch vụ: khai thuế qua mạng, hải quan điện tử, BHXH…

Theo Điều 10 Chương II Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể như sau:

Chú ý: Thời hạn nộp tờ khai thuế cũng là thời hạn nộp tiền thuế nếu có phát sinh số thuế phải nộp.

1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

VD: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2016 là ngày 20/2/2016.

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

VD: Hạn nộp tờ khai thuế GTGT quý I/2016 là ngày 30/4/2016.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.

4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

5. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

VD: Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2015 gồm: Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN, Báo cáo tài chính là ngày 30/3/2016

6. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định.

1. Giao dịch Bảo Hiểm Xã Hội điện tử là gì ?

Thay vì nộp hồ sơ BHXH bằng giấy và nhận kết quả trả lại bằng giấy thì qua iBHXH bạn có thể lập nhanh chóng tờ khai và các tài liệu theo quy định của pháp luật BHXH, BHYT, BHTN ở dạng điện tử.

Các tài liệu kèm theo ở dạng giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử. Khi tài liệu giấy không còn giá trị pháp lý thì những nội dung liên quan tại thông điệp dữ liệu giao dịch điện tử cũng không còn giá trị pháp lý.

2. Lợi ích khi dùng BHXH điện tử:

– Người nộp hồ sơ BHXH điện tử được thực hiện các giao dịch điện tử qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc Cổng giao dịch điện tử của Tổ chức I-VAN 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.

– Việc triển khai này sẽ giải quyết nhanh, gọn các thủ tục hành chính, công khai hóa thủ tục, quy trình xử lý công việc để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, đơn vị sử dụng lao động khi đến giao dịch.

3. Điều kiện để sử dụng BHXH điện tử :

– Phải có chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

– Có sử dụng kết nối mạng internet.

– Có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định và đăng ký với BHXH Việt Nam.

4. Chi phí sử dụng BHXH điện tử :

a. Chi phí đăng ký chữ ký số ( Áp dụng cho khách hàng chưa có chữ ký số )

– Chữ ký số ngoài sử dụng BHXH điện tử còn có thể dùng cho thuế điện tử, hải quan điện tử, văn bản điện tử vv…

b. Chi phí sử dụng phần mềm BHXH điện tử.